Skip directly to search Skip directly to A to Z list Skip directly to navigation Skip directly to page options Skip directly to site content

Bệnh Giang Mai - Tờ Thông Tin của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC)

 
This web page is archived for historical purposes and is no longer being updated.
 

collage of people

Bệnh giang mai là bệnh lây qua đường tình dục (sexually transmitted disease, hay STD) có thể có những biến chứng rất nghiêm trọng khi không chữa trị, nhưng chữa dứt đúng cách thật đơn giản.

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là STD có thể gây ra những biến chứng dài hạn và/ hoặc tử vong nếu không được chữa trị đúng cách. Các triệu chứng ở người lớn được chia thành hai giai đoạn. Những giai đoạn này là bệnh giang mai nguyên phát, thứ phát, tiềm ẩn, và trễ.

Bệnh giang mai lây lan ra sao?

Quý vị có thể bị bệnh giang mai khi tiếp xúc trực tiếp với mụn giang mai trong lúc quan hệ tình dục qua hậu môn, âm đạo, hay miệng. Mụn có thể mọc trên dương vật, âm đạo, hậu môn, trong trực tràng, hay trên môi và trong miệng. Cũng có thể lây bệnh giang mai từ người mẹ bị nhiễm sang con chưa sinh của mình.

Bệnh giang mai trông như thế nào?

Bệnh giang mai được gọi là kẻ bắt chước tuyệt vời bởi vì nó có quá nhiều triệu chứng khả dĩ, nhiều triệu chứng trong số đó trông giống như những triệu chứng của các bệnh khác. Mụn giang mai không đau mà quý vị bị sau khi nhiễm lần đầu có thể bị nhầm lẫn với tình trạng lông mọc vào trong, răng dây kéo, hoặc những cục u vô hại khác. Nổi mề đay không ngứa trong giai đoạn hai của bệnh giang mai có thể nổi trên lòng bàn tay và gan bàn chân, khắp cơ thể, hay chỉ ở vài nơi. Quý vị cũng có thể bị nhiễm giang mai và có những triệu chứng rất nhẹ hay không có triệu chứng gì cả.

 Thí dụ về mụn giang mai thứ phát..

Thí dụ về mụn giang mai thứ phát.

Làm thế nào để không bị bệnh giang mai?

Quý vị có thể bảo vệ bản thân không bị bệnh giang mai bằng cách:

  • Không quan hệ tình dục;
  • Giữ vững mối quan hệ đơn giao song phương lâu dài với người bạn tình đã từng thử STD và có kết quả âm tính; và
  • Dùng bao cao su latex và đê nha khoa đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục.

Rửa sạch bộ phận sinh dục, đi tiểu, hay thụt rửa sau khi quan hệ tình dục sẽ không bảo vệ quý vị khỏi bệnh giang mai.

 

Tôi có nguy cơ bị bệnh giang mai không?

Bất cứ người nào có quan hệ tình dục đều có thể bị bệnh giang mai thông qua quan hệ đường hậu môn, âm đạo, hay miệng. Quý vị nên bàn luận cởi mở và thành thật với người chăm sóc sức khỏe, và hỏi xem quý vị có phải đi thử giang mai hay các STD khác hay không. Quý vị nên thử bệnh giang mai thường xuyên nếu đang có thai, là đàn ông quan hệ tình dục với đàn ông, bị nhiễm HIV, và/hoặc có (những) bạn tình đã có kết quả thử giang mai dương tính.

Tôi mang thai. Bệnh giang mai ảnh hưởng ra sao tới con tôi?

Nếu mang thai và bị bệnh giang mai thì quý vị có thể lây cho con chưa sinh của mình. Bị bệnh giang mai có thể dẫn đến sinh con nhẹ cân. Quý vị cũng có thể sinh con sớm hay thai chết lưu (em bé chết trong bụng mẹ).

Ðể bảo vệ con mình, quý vị nên làm thử nghiệm bệnh giang mai trong quá trình mang thai và lúc sinh con và được chữa trị ngay nếu kết quả dương tính.

Em bé bị nhiễm bệnh có thể được sinh ra mà không bị các dấu hiệu hay triệu chứng bị bệnh. Tuy nhiên, nếu không chữa trị thì em bé có thể bị những vấn đề nghiêm trọng trong vài tuần. Những em bé không được chữa trị có thể bị những vấn đề sức khỏe như đục thủy tinh thể, điếc hay động kinh, và có thể chết.

 Ban thứ phát từ bệnh giang mai trên lòng bàn tay.

Ban thứ phát từ bệnh giang mai trên lòng bàn tay.

Làm sao biết mình có bị bệnh giang mai không?

Các triệu chứng của bệnh giang mai ở người lớn có thể chia thành nhiều giai đoạn:

Giai đoạn nguyên phát 

Trong giai đoạn đầu (nguyên phát) của bệnh giang mai, quý vị có thể thấy có một mụn nhưng có thể có nhiều mụn. Mụn là nơi bệnh giang mai đi vào cơ thể. Mụn thường cứng, tròn và không đau. Bởi vì mụn không đau nên quý vị không chú ý. Mụn kéo dài từ 3 đến 6 tuần và lành bất kể quý vị có chữa trị hay không. Mặc dù mụn biến mất nhưng quý vị vẫn phải chữa trị để bệnh tình quý vị không chuyển sang giai đoạn thứ phát.

Giai đoạn thứ phát 

Trong giai đoạn thứ phát, quý vị có thể bị ngứa da và/hoặc lỡ loét trong miệng, âm đạo, hay hậu môn (còn gọi là thương tổn màng nhầy). Giai đoạn này bắt đầu bằng việc phát ban ở một hay nhiều vùng trên cơ thể quý vị. Ban có thể nổi lên khi mụn nguyên phát lành đi hoặc vài tuần sau khi mụn đã lành. Ban nổi lên trông giống như những đốm gồ ghề, đỏ hay nâu đỏ trên lòng bàn tay và/hoặc dưới bàn chân của quý vị. Ban thường không ngứa và thỉnh thoảng mờ nhạt khiến quý vị không để ý. Những triệu chứng khác quý vị có thể bị bao gồm sốt, sưng tuyến hạch, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, sụt cân, đau cơ, và mệt mỏi (cảm thất rất mệt). Những triệu chứng từ giai đoạn này sẽ biến mất dù quý vị có chữa trị hay không. Không chữa trị đúng cách thì bệnh của quý vị sẽ chuyển sang giai đoạn giang mai tiềm ẩn và trễ.

Giai đoạn tiềm ẩn và trễ 

 Ban thứ phát từ giang mai trên thân mình.

Ban thứ phát từ giang mai trên thân mình.

Giai đoạn tiềm ẩn của bệnh giang mai bắt đầu khi tất cả các triệu chứng quý vị biến mất sớm hơn. Nếu không được chữa trị thì quý vị có thể tiếp tục bị bệnh giang mai trong cơ thể nhiều năm mà không có dấu hiệu hay triệu chứng nào. Phần lớn người bị giang mai không chữa trị sẽ không bị giang mai giai đoạn trễ. Tuy nhiên, khi xảy ra thì rất nghiêm trọng và sẽ bị 10-30 năm sau bị nhiễm. Các triệu chứng của giai đoạn giang mai trễ bao gồm khó phối hợp cử động cơ, liệt (không thể nhấc một phần thân thể), tê, mù, và sa sút trí tuệ (dementia). Ở giai đoạn bệnh giang trễ, bệnh sẽ làm hư các cơ quan nội tạng và gây tử vong.

Nhiễm giang mai được gọi là trường hợp sớm nếu bệnh nhân bị nhiễm bệnh được một năm hay ít hơn, như trong giai đoạn giang mai nguyên phát và thứ phát. Những người bị nhiễm giang mai sớm có thể dễ dàng lây bệnh cho bạn tình của mình. Ða số trường hợp giang mai sớm được phát hiện ở đàn ông có quan hệ tình dục với đàn ông, nhưng phụ nữ và con chưa sinh cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.

Làm sao bác sĩ biết tôi có bị bệnh giang mai không?

Trong đa số trường hợp, có thể thử máu để tìm bệnh giang mai. Một số người chăm sóc sức khỏe sẽ chẩn đoán bệnh giang mai bằng cách thử dịch từ mụn giang mai.


 Ảnh hiển vi về xoắn khuẩn Treponema pallidum.

Ảnh hiển vi về xoắn khuẩn Treponema pallidum.

Có thể trị dứt bệnh giang mai không?

Có, có thể trị dứt bệnh giang mai bằng kháng sinh phù hợp từ người chăm sóc sức khỏe của quý vị. Tuy nhiên, chữa trị sẽ không phục hồi bất cứ hư hại nào do bệnh gây ra.

Tôi đã được chữa trị. Tôi có thể bị bệnh giang mai nữa không?

Bị bệnh giang mai một lần sẽ không bảo vệ quý vị khỏi bị lần nữa. Ngay cả sau khi đã chữa trị dứt thì quý vị vẫn có thể bị tái phát. Chỉ có thử nghiệm phòng lab mới xác nhận được quý vị có bị giang mai hay không. Người chăm sóc sức khỏe nên thử nghiệm theo dõi để chắc chắn rằng chữa trị của quý vị đã thành công.

Do mụn giang mai có thể ẩn trong âm đạo, hậu môn, và dưới bao quy đầu dương vật, hay trong miệng, nên quý vị có thể không biết bạn tình bị giang mai. Trừ khi biết rõ (những) bạn tình của mình đã thử nghiệm và được chữa trị, quý vị có thể có nguy cơ bị giang mai lại từ bạn tình không được chữa trị.

Có thể lấy thêm thông tin ở đâu?

Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
/std/

Bệnh giang mai
/std/syphilis/

Bệnh Giang Mai và Tờ Thông Tin MSM
/std/syphilis/STDFact-MSM-Syphilis.htm

STD và Tờ Thông Tin về Mang Thai
/std/pregnancy/STDFact-Pregnancy.htm

Thông tin về STD và giới thiệu đến Bệnh Xá STD
Trung Tâm Liên Lạc CDC-INFO
1-800-CDC-INFO (1-800-232-4636)
Liên lạc với www.cdc.gov/info 


Lần duyệt xét cuối: Ngày 29 tháng Giêng, 2014

Top